-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
✓ Tác giả: Nguyễn Khải
✓ Thể loại: Tập truyện ngắn
✓ Ngày xuất bản: 4 - 2020
✓ Kích thước: 14cm x 20,5cm
✓ Số trang: 175
✓ Loại bìa: Bìa mềm
Thấm đẫm trong tập truyện “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải là niềm yêu thương, trân trọng với những con người Hà Nội. Mỗi nhân vật trong truyện đều có một cái gì đó rất riêng, không bị hòa tan trong cái cộng đồng chung. Mỗi truyện đưa ra một vấn đề, mỗi nhân vật một cá tính, dù trải qua bao biến đổi của thời thế nhưng những nét đẹp về con người, về nhân cách của họ vẫn không phôi pha.
Với vị thế là trung tâm văn hóa của đất nước, Hà Nội đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm diễn ra ở đây, từ những cuộc thay đổi vương triều đến những giờ phút chiến thắng vĩ đại chống giặc ngoại xâm. Quá trình đó, giúp người Hà Nội mở rộng được nhiều nhãn quan chính trị, trân trọng truyền thống, nhưng cũng nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Cô Hiền trong “Một người Hà Nội”, hay ‘bà cô tôi’ trong “Nếp nhà”, bà Mặm trong “Người của ngày xưa”, bà Mão trong “Mẹ và các con”… đều được xây dựng lên như một tinh thần, một linh hồn của Hà Nội.
Cô Hiền, gần ba chục tuổi mới đi lấy chồng và “khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc” khi cô “không chọn lấy một ông quan nào hết, bây giờ làm vợ, làm mẹ cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ…”. Cô cũng là người rất có trách nhiệm với cuộc sống, với vận mệnh chung của Tổ quốc. Khi người con trai lớn tình nguyện đăng ký xin đi đánh Mỹ. Sau câu hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”, cô trả lời: “Tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.
Ba năm sau, người con kế tiếp lại viết đơn tòng quân với mong muốn tìm gặp anh, nếu anh đã hy sinh - thì nối tiếp chí hướng của anh. Cô Hiền đồng ý cho con đi, và nói: “Tao không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó… Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Cho đến khi nước nhà được độc lập, người cháu hỏi: “Nước độc lập vui quá cô nhỉ?”. Cô trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?”. Và theo quan niệm của cô thì: “Xã hội nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị…”.
Những nề nếp, truyền thống gia đình cũng chiếm một phần quan trọng trong nét đẹp văn hóa Hà Nội. Dù trong những giai đoạn khó khăn nhưng cô Hiền vẫn giữ được vẻ đẹp, sự tao nhã trong gia đình: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định”. Khi các con còn nhỏ ngồi vào bàn ăn, cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Và hình như người Hà Nội cũng không ngại giấu giếm tình cảm của mình với mảnh đất đang sống: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”.
Truyện “Nếp nhà” là cuộc sống của một gia đình nhiều thế hệ, sống hạnh phúc và luôn yêu thương, tôn trọng nhau: “Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ… Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao…”. Với một ngôi nhà nằm ở đại lộ trung tâm trông thẳng ra hồ Hoàn Kiếm đáng giá hàng triệu đô nhưng gia đình “bà cô tôi” không có ý định bán hay cho thuê. Bởi cho đến nay các con bà vẫn đi làm cho nhà nước, ngoài giờ đi làm thì bọn họ đọc sách, dạy con học, bù khú với bạn bè. Họ thích sống như thế, họ không có nhu cầu kinh doanh. Bà lý giải: “Không cần đến tiền thì không nên một lúc cầm nhiều tiền. Đồng tiền do may mắn mà có, do thời thế đổi thay mà có rất dễ là mầm mống của nhiều tai họa”.
Bà cũng là một đại diện tiêu biểu cho người dân và văn hóa Hà Nội khi luôn giữ được mối quan hệ chặt chẽ với làng quê gốc của mình. Trong lúc làm chúc thư chia tài sản cho các con bà đã chia công khai và công bằng nhưng không quên để một phần còn lại chi cho các việc: “tu bổ nhà thờ, sửa sang phần mộ, góp giỗ tết cho các chi khác và cấp đỡ cho bà con nghèo của hai họ nội ngoại”.
Bà Mặm trong “Người của ngày xưa” xuất thân từ một cô gái nông thôn nghèo, bà lấy một ông tuần phủ giàu có nhưng luôn giữ được phẩm giá, phẩm cách của mình. Danh vọng và tiền bạc đều dư thừa mà không lóa mắt, không đua đòi, không chịu để mất cái phẩm giá riêng. Bà căn dặn các con mình: “Các anh chị nuôi dạy con cháu rồi cưới vợ gả chồng cho chúng nó, nhớ lấy cái đức làm đầu, tài sắc phú quý tính sau. Ở đời chỉ có cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt, không sợ thừa…”.
Bên cạnh những ưu điểm về con người và văn hóa Hà Nội thì sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống của một bộ phận người dân ở đây. Trong truyện "Tiền", cô Hiền băn khoăn lo lắng khi thấy chuẩn mực văn hóa xã hội đi xuống đã cảnh báo các con, hay dự báo một xã hội: “Bây giờ chúng nó thích kiếm tiền một cách táo tợn, nguy hiểm, thắng thì làm vua, thua thì đi tù, ăn cơm muối hoặc chết cũng chả sao. Chứ không thích danh, không ham cái danh hiền lành, vất vả của một nhà, một nghề. Cũng treo bảng hiệu đấy nhưng họ có bán cái thứ họ trưng lên đâu. Quảng cáo một thứ, buôn bán một thứ thì cần gì danh. Càng vô danh càng tốt. Đồng tiền kiếm được từ cái vô danh thì khiếp lắm”…
Xuyên suốt toàn bộ tập truyện các nhân vật được tác giả thể hiện luôn làm chủ được cuộc sống của mình trước thời cuộc. Đó chính là cuộc sống của những người không xu thời, không chịu sống luồn cúi, xu nịnh để bảo vệ khí tiết của người kinh kỳ. Họ biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình. Tất cả những điều đó đã làm nên đời sống tinh thần của người dân Hà Nội.
Và không phải ngẫu nhiên tác giả lại tập trung ca ngợi những con người, những nhân cách sống mà qua đó ông muốn giúp chúng ta khám phá phá bản sắc văn hóa Hà Nội, mà người Hà Nội chính là trung tâm - là sản phẩm đặc biệt của không gian văn hóa Hà Nội. Họ sẽ mãi là “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”.
- Hệ thống nhà sách Fahasa : toàn quốc
- Hệ thống nhà sách Phương Nam : toàn quốc
- Hệ thống nhà sách Tiền Phong : toàn quốc
- Hệ thống nhà sách ADC : khu vực Hà Nội
- Hệ thống nhà sách Thăng Long : Thành phố Hồ Chí Minh
- Hệ thống nhà sách Cá Chép : toàn quốc
- Hệ thống nhà sách Tân Việt : khu vực Hà Nội
- Nhà sách Ngân Nga - Số 7 Đinh Lễ
- Nhà sách Lâm - số 3 Đinh Lễ
- Nhà sách Huy Hoàng - số 3 Đinh Lễ
* Tuyển đại lý
- Chiết khấu hấp dẫn
- Hotline : 0978623868
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click vào sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra popup với các lựa chọn sau:
- Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng dể lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng.
- Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng.
- Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán.
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
- Nếu bạn đã có tài khoản, vui lòng nhật thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống.
- Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin các nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình.
- Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng. Lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi, chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn
Hỏi & Đáp